Friday 4 March 2022

Hướng dẫn nhanh di chuyển Việt Nam - Singapore qua VTL từ 16/03/2022



Sân bay quốc tế Changi

Từ 16/3/2022 (giờ Sing), Singapore mở làn bay vắc xin (VTL) với Việt Nam. Điều này có ý nghĩa gì?

1. VTL (Vaccinated Travel Lane): 

Người Việt đã tiêm đủ liều vắc xin chống Covid sẽ được vào Sing mà không cần phải thực hiện thủ tục cách ly, so với 7 ngày SHN (stay home notice) như trước đây. 

Đăng ký VTL: https://safetravel.ica.gov.sg/vtl/apply-now

Danh sách các thứ cần chuẩn bị: 

Hướng dẫn: https://safetravel.ica.gov.sg/vtl/travel-checklist

  • Chứng nhận đã tiêm đủ vắc xin (Accepted Proof of Vaccination) (tiếng Anh). Mình ko cần phải phải đăng chứng nhận trong lúc đăng ký nhưng cần đưa ra khi check-in và ở quầy nhập cảnh.
  • Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do cơ quan y tế cấp phép (ART test, ko cần PCR nhé), hiện khoảng 150k, có kết quả ngay, ở các viện: Thu Cúc, Hồng Ngọc, Medlatec, v.v.
  • Hộ chiếu còn hạn >6 tháng...
  • Thẻ cư trú SG/ PR/ SPass/ EP/ LTVP... hoặc IPA 
  • hoặc hầu hết yêu cầu vé khứ hồi vì du khách Việt Nam có 30 ngày miễn visa du lịch vào Singapore.
  • Du lịch ngắn hạn: yêu cầu có Bảo hiểm y tế hoặc du lịch có điều khoản chi trả điều trị Covid nếu bị nhiễm, coverage ít nhất $30k. 
  • Và các giấy tờ thủ tục khác.

Singapore mở cửa VTL cho Việt Nam từ 16/03/2022 (giờ Sing). Du khách tiêm đủ vắc xin đi lại không cần cách ly.

2. F0 hay những người dương tính với Covid: 

Nếu bạn xét nghiệm dương tính Covid có xác nhận song ngữ (Certified positive for COVID-19) (theo mình hiểu đây là xác nhận của y tế phường xã thị trấn về việc nhiễm Covid, mình đem đi công chứng) trong vòng 7-90 ngày qua (đã bao gồm) trước khi vào Singapore. 

Chi tiết: https://safetravel.ica.gov.sg/vaccinated-recovered 

Oài sao kỳ diệu vậy? Bởi Singapore dỡ bỏ cách ly sau 7 ngày cho người tiêm đủ liều vắc xin do tin rằng chủng mới Omricon ko còn khả năng lây lan sau 7 ngày. 

* Ngoài ra nếu bạn đặt vé của Singapore Airlines có thể đổi ngày trong tháng 3 mà không mất phí, chỉ phải trả chênh lệch vé. 

https://www.singaporeair.com/en_UK/sg/travel-info/precautionary-measures/covid19-information-centre/complimentary-rebooking/?fbclid=IwAR3ChL4vi49iBpLDTwmKrc3J75B4TdkufSp8HerCXVotx8YR4zrmwqO2m3E#/book/bookflight


Chúc các bạn di chuyển an toàn và thuận lợi! 

Sunday 27 February 2022

Du lịch Măng Đen, Kon Tum, Pleiku với đại gia đình 3 thế hệ


Măng Đen du ký, tranh thủ khám phá Kon Tum và Pleiku

Tháng 2/2022, gia đình Sóc (2 tuổi) mời bốn ông bà nội ngoại (tuổi từ 63 - 71) đi du xuân. Nhà mình chọn Măng Đen là điểm nhấn, ngoài ra có đi thêm Pleiku, Gia Lai và thành phố Kon Tum. Sóc thì chỗ nào cũng chạy loanh quanh thích thú nên ăn uống có vẻ ngon miệng hơn, tối ngủ ngon hơn. Ông bà thì từ hôm về vẫn ngắm ảnh, làm thơ và chia sẻ, có vẻ cũng đã và đang rất thích chuyến đi này. Xin chia sẻ một số tìm hiểu, lịch trình và đánh giá riêng để mọi người tham khảo. 

Các nội dung mình sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết - bạn có thể đi thẳng tới phần mình quan tâm. 

  1. Lịch trình 
  2. Di chuyển
    • Máy bay Hà Nội/ HCM - Pleiku
    • Đi lại Pleiku - Măng Đen
    • Đi lại tại Măng Đen 
  3. Các điểm thăm quan, checkin chính 
    • Măng Đen 
    • Pleiku 
    • Kon Tum 
  4. Ăn uống gì đặc sản 
    • Măng Đen 
    • Pleiku 
    • Kon Tum 
    • Đặc sản mang/ mua về làm quà 
  5. Chỗ ngủ nghỉ
  6. Giới thiệu chi tiết điểm đến (có kèm ảnh)

Giới thiệu 

Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, Kon Tum, được du khách xa gần gọi là "Đà Lạt thứ hai”, có lẽ bởi khí hậu mát mẻ quanh năm và trong một ngày bạn có thể cảm nhận thấy cả bốn mùa. Còn khác biệt thì sẽ để mọi người tự cảm nhận nhé. 
Măng Đen không khí mát mẻ, trong lành, thích hợp cho nghỉ dưỡng
* Ông bà bên ngoại cũng chưa bao giờ đi Tây Nguyên còn ông bà nội cũng đã không vào đó cả chục năm rồi, nên chúng mình chọn Pleiku và Kon Tum trên đường đi để các cụ cùng khám phá. Tớ thấy các điểm này đều còn khá nguyên sơ và không phát triển du lịch ồ ạt nên vẫn còn nhiều chất riêng, ít bị "nhàm chán" khi khám phá. 

Măng Đen là tên gọi chệch của địa danh T’ Măng Deeng (theo cách gọi của tộc người thiểu số Mơ Nâm, vùng Bắc Tây Nguyên). T’Măng có nghĩa là nơi ở hoặc vùng; Deeng là bằng phẳng và rộng lớn, nên dịch ra tiếng Kinh là nơi bằng phẳng, rộng lớn. Mọi người còn gọi đây là mảnh đất “bảy hồ, ba thác” gắn liền với truyền thuyết thần Pling tạo ra nơi này như thế nào. Bảy hồ nước đó là: Toong Ly Leng, Toong Ziu, Toong Zơ Ri, Toong Săng, Toong Pô, Toong Đam và Đak Ke. Và ba ngọn thác là thác Pa Sỹ, Đak Ke và Đak Pne.

Lịch trình

Lịch trình có thể phải kéo dài hơn để người già và trẻ em kịp nghỉ ngơi

Hầu hết mọi người nếu đi Măng Đen thường là 3N2D và thậm chí có nhiều bạn trẻ chỉ 2N1D, nhưng vì nhà mình có trẻ con 2 tuổi và ông bà nên sau khi cân nhắc đã chọn phương án "thư thả" hơn là 4N3D, kết hợp với lịch bay giờ tốt nên không bị đuối. Nếu các ông bà lớn tuổi không đi xe máy thì bạn có thể thay bằng ô tô luôn cho tiện.

Lịch trình tóm tắt:

  • Ngày 1: Di chuyển sân bay Pleiku - Măng Đen. Khám phá Kontum & Pleiku
  • Ngày 2 & 3: Khám phá Măng Đen
  • Ngày 4: Di chuyển Măng Đen - sân bay Pleiku, về nhà. Khám phá Kontum & Pleiku (nếu chiều đi bạn chưa làm vậy).

Lịch trình chi tiết với điểm đến

  • Ngày 1: Bay tới Gia Lai Pleiku - Kontum (Nhà thờ gỗ, Toà giám mục) - Măng Đen. Ở Ventosa Homestay
  • Ngày 2: Khám phá Măng Đen: Săn mây. Tour các farm (Ê Ban, Or Farm, Khu 37 Hộ, hái dâu, cam, cafe) - Thác Pa Sỹ (Hồ Đam Bri). Ở Shabbat House. 
  • Ngày 3: Khám phá Măng Đen (tiếp): Hồ Đak Ke - Thác Đak Ke - Chùa Khánh Lâm - Tượng Đức Mẹ - trung tâm Măng Đen (Chợ, vườn hoa, trung tâm thị trấn, Tượng đài chiến thắng) - (Làng văn hoá du lịch Kon Pring) - (Hồ Toong Đam). Ở Sóc’s house.
  • Ngày 4: Chào Măng Đen: Rừng thông quốc lộ 24, Cổng chào Măng Đen - Di chuyển về Kontum (Cầu treo Kon Klor, Nhà rông) - Pleiku: Vườn chè/ Biển Hồ Chè, Rẫy cafe ngắm hoa cafe nở, Chùa Bửu Minh, Biển Hồ, Hàng thông trăm tuổi, (Chùa Minh Thành)
  • Đoạn (...) là những chỗ mình không đủ thời gian đi hết hoặc đóng cửa. 

Di chuyển

Sân bay Pleiku nhỏ xinh và hiếu khách

Hiện Măng Đen và tỉnh Kon Tum chưa có sân bay nên hầu hết mọi người từ các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ di chuyển qua sân bay Pleiku, hoặc chọn đi xe khách từ các tỉnh. Các bạn từ các thành phố quanh đó như Đà Nắng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn cũng có thể chọn xe khách hoặc lái xe riêng lên Măng Đen. 

Máy bay Hà Nội/ HCM - Pleiku

Mình tìm thấy có ba hãng bay chính, giờ giấc khác nhau. Sau khi đắn đo thì mình chọn bay VNA và chiều về Bamboo Airways. (cập nhật 02/2022) 

  • Vietnam Airlines: bay 11:45 - 13:20 và về 14:30 - 16:05 
  • Bamboo Airways: bay 13:10-14:45 về 15:30 hoặc 18:05 (một số ngày nhất định có chuyến muộn này).
  • Vietjet Air: bay 7:25-9:20 về 9:25 

Chuyến VJA này thường giá rẻ nhất (khoảng 650-800k) nhưng giờ giấc cũng sớm nhất, và tính cả giờ phải thức dậy ra sân bay từ Măng Đen nữa nên cũng không khác gì trả thêm ở một đêm. Mình chọn Vietnam Airline chiều đi và Bamboo chiều về ~1,5 triệu/ 2 chiều/ 1 người.  

Đi lại Pleiku - Măng Đen

Từ sân bay Pleiku về tới Kon Tum là khoảng 45-50km, và từ thành phố Kon Tum lên Măng Đen chừng 50-60km nữa. 

Bạn sẽ mất khoảng 1,5h -2h từ sân bay Pleiku đến Măng Đen với giá từ 700-1tr, hoặc taxi quay đầu thì giá tầm 150k-200k. Một số nhà nghỉ như Nắng Homestay có đón khách giá 950k/chiều. 

Nếu đi xe buýt thì phải bắt hai chặng và mất nhiều thời gian hơn, khoảng hơn 3 tiếng, chi phí thì thấp hơn nhiều. 

Cung đường này cũng rất đẹp. Nếu bạn trẻ và thích khám phá hoàn toàn có thể thuê xe máy từ Pleiku (Gia Lai) chạy thẳng lên.

Xe riêng: 

Xe riêng mình thuê cho gia đình nếu chạy thẳng hết khoảng 1- 1,2 triệu, Do ham khám phá nên mình có tranh thủ mỗi chiều một thành phố (Kon Tum chiều đi và Pleiku chiều về) nên chi phí tăng thêm khoảng 200-500k coi như phụ phí xăng xe. 

Đây là một số xe đón tiễn sân bay 7 chỗ kèm du lịch Kon Tum/ Pleiku:

  • Anh Quang: https://www.facebook.com/profile.php?id=100076033515547 
  • Anh Vỹ: https://www.facebook.com/kinhvy.nguyen.3
  • Anh Trung Hiếu: https://www.facebook.com/profile.php?id=100024910944109
  • Anh Mạnh Hùng: https://www.facebook.com/manh.hung.14224
  • Anh Trọng (0979861611) chuyên lái cung Tây Nguyên
  • Anh Khôi (0886858181) chuyên lái cung Tây Nguyên

Xe buýt tuyến:  PLeiKu – Kon Tum và Kon Tum – Măng Đen 

Thời gian 3h+, giá 40k/ chuyến.
♦️ Lộ trình: Pleiku  - KonTum (Tuyến số 01)
- Trần Phú (Pleiku) - Đinh Tiên Hoàng - Phan Đình Phùng - Phạm Văn Đồng - Đường 17/3 - Sân bay Pleiku - Ngã tư Biển Hồ - Hồ Chí Minh (KonTum) - Phạm Văn Đồng - Duy Tân - Trần Phú - Nguyễn Huệ - Bến xe Kon Tum và ngược lại.
- Giá vé: 40k/1 vé (30 phút/1 chuyến. Từ 5h – 17h)
♦️ Lộ trình: KonTum – Măng Đen (Tuyến số 03)
- Bến xe Kon Tum - Quốc lộ 24 - Thị trấn Đắk Rve (Huyện Kon Rẫy) - Thị trấn Măng Đen (Huyện Kon Plông) - Đồi Đức Mẹ Măng Đen và ngược lại.
- Giá vé: 40k/1 vé (60 phút/1 chuyến. Từ 5h – 17h)

Đi lại tại Măng Đen 

Các điểm chơi thăm thú ở Măng Đen nói chung khá gần nhau. Thị trấn Măng Đen nói chung cũng nhỏ nhỏ xinh xinh. Hầu hết mọi người sẽ chọn phương án thuê xe máy. Bạn có thể hỏi luôn chỗ bạn thuê nhà ở. Giá đồng nhất 150k/ngày, bạn tự đổ xăng (cập nhật tháng 02/2022). Ngoài ra mình có vài chỗ được giới thiệu ở đây: 

  • 0961107478 (do Sóc's house giới thiệu)
  • 0325226452 ở Khách sạn Long Vũ (do Shabbat house giới thiệu)

Với các bạn muốn đi ô tô cho tiện người già trẻ con có thể liên hệ như bên trên, và đặt tour ô tô trọn tuyến cho tiện.

Xe khách các tỉnh tới Măng Đen

• SG - Kon tum - Măng Đen 

Minh Quốc: 0903.511.350 

Tân Anh : 02603 833 132 

Phượng Thu: 0949839839 

•      Đà Nẵng: xuất phát từ BX Đà Nẵng.

+ Phượng Thu: 0963515457

+Minh Quốc: 02603855855 (xe Minh Quốc có tuyến Quy Nhơn, Huế)

•      Miền Bắc 

+ Phượng Thu: 0985729777

Các điểm thăm quan, checkin chính 

Măng Đen 

Măng Đen địa điểm lý tưởng để săn mây 

Các địa điểm khá gần nhau nên các bạn có thể lưu lại trên bản đồ và lên kế hoạch cho sát nhé? 

Bản thân mình thấy lên được tới đây, được hít hà bầu không khí trong lành, gắn bó với thiên nhiên, cảnh vật đâu đâu cũng đẹp đã là đáng thăm quan rồi. Nếu thêm được việc trải nghiệm sâu hơn nữa với thiên nhiên, được ăn ngon, uống cà phê ấm hay ly rượu sim ngọt, thêm chút dược liệu bổ dưỡng mang về là tuyêt vời! 

  • Thác Pa Sỹ
  • Chùa Khánh Lâm
  • Hồ Đam Bri 
  • Hồ Toong Đam (lúc mình đi đang đóng cửa)
  • Rừng thông Măng Đen
  • Tượng Đức Mẹ Măng Đen
  • Hồ Đắk Ke
  • Thác Đắk Ke
  • Ê Ban Farm
  • Orfarm hái cam
  • Thiện Mỹ Farm hái dâu
  • Thác Lô Ba
  • Làng văn hoá du lịch Kon Pring
  • Cầu treo cắm trại dưới suối 
  • Khu 37 hộ
  • Glamprose cà phê ngắm cảnh, săn mây bình minh và hoàng hôn
  • Khu du lịch sinh thái Măng Đen (lúc mình đi đang đóng cửa)
  • Khu du lịch sinh thái Hoàng Vũ (lúc mình đi đang đóng cửa)
  • Epic Hot Spring - chỗ này cách 20km nên cân nhắc, có tắm khoáng nóng, thưởng thức ẩm thực đồng quê và nghĩ dưỡng. 
  • Thác K50 - cách trung tâm 50km, rất đẹp nhưng hơi xa 

Trong thác Pa Sỹ có nhiều cảnh thác nước, bãi cỏ rất đẹp và dễ thương 

Check in quán cafe, nhà nghỉ, khách sạn đẹp, Góc Chill: 
  • Café Mộc Lan https://goo.gl/maps/n4FiPnGbujWVdy4v7
  • Bạch Dương https://goo.gl/maps/qTzwZ26DEd5tcFnK6
  • La  Petite https://goo.gl/maps/xUj3Ti9vAQxzoADz6
  • TCAscoffee https://g.page/tcascoffee?share  
  • Khu 37 hộ
  • Đồi gió hú
  • Mountain Lodge
  • Golden Boutique
  • D'Villa Hotel & Restaurant

Pleiku 

Pleiku cũng có rất nhiều điểm đẹp và đáng khám phá. Tùy theo thời gian còn lại bạn có là bao nhiêu để lên lịch trình cho hợp lý nhé. 

  • Chùa Minh Thành 
  • Biển Hồ 
  • Hàng thông trăm tuổi 
  • Biển Hồ Chè/ Vườn chè
  • Rẫy cafe: ngắm hoa cà phê nở thơm ngát và trắng cả vùng
  • Chùa Bửu Minh
  • Thảo Nguyên Mông Cổ/ Đập Tiên Sơn 

Kon Tum 

Ở Kon Tum thì nhiều năm vẫn không có quá nhiều thay đổi. Vẫn là những điểm chính sau: 

  • Nhà thờ gỗ
  • Toà giám mục
  • Cầu treo Kon Klor
  • Nhà rông Tây Nguyên

Ăn uống, thưởng thức đặc sản gì?

Như mình đã nói, điểm nhấn chính là Măng Đen và các bữa ở đây nhà mình đều ăn rất ngon. Còn ở Pleiku và Kon Tum mình chỉ ăn một bữa nên không dám khen chê nhiều. Các bạn có thể bật Google Maps lên tìm địa điểm ăn uống là ra một loạt luôn.

Gà nướng cơm lam nổi tiếng ở Măng Đen cùng gỏi hoa chuối rừng

Măng Đen 

  • Gà nướng Cơm lam: món này rất nổi tiếng, ăn ở Cô Sinh là chuẩn nhất, ngoài ra các quán khác đều có, cả ở khu thác Pa Sỹ ăn cũng thơm ngon đặc biệt.
  • Lá rau rừng: luộc hoặc xào tỏi Lý Sơn rất ngon
  • Lẩu sâm hoặc các món ẩm thực từ Sâm. Nhà mình ăn ở Ẩm thực Sâm Măng Đen, đối diện Khách sạn Long Vũ.
  • Lẩu sâm với nhiều lá rau rừng cũng là một đặc sản rất đáng thưởng thức. 
  • Cá tầm: nướng, hấp, chiên, nấu măng... 
  • Heo nướng xiên
  • Heo quay 
  • Bánh canh cá lóc A Kay 7: thường ăn sáng nhưng trưa tối cũng ổn.  Có loại bột mì thì dai hơn, trong hơn (là từ bột sắn trong này gọi là củ mì đó các bạn) và bột gạo thì mềm hơn nên mình khuyên chọn bột gạo cho dễ ăn. 
  • Lẩu xuyên tiêu Măng Đen
  • Quán Măng Đỏ: đặc sản núi rừng, nhất định nên ăn một bữa ở đây. Nhà mình đặt một mẹt Heo bản đủ món, canh cua lá rừng...
    Tới Măng Đen ăn Măng Đỏ quán

Kon Tum 

Trước mình vào Kon Tum cũng được thưởng thức kha khá các món ở đây, ăn uống rất đậm đà vừa miệng. Lần này vào thử Gỏi lá, tức là món trộn thịt lợn, da heo, với khoảng 10 loại lá cây rừng khác nhau cuốn vào như chiếc phễu, rồi chấm nước ngọt ngọt chua chua, ăn khá ngon. 

Gỏi Lá, món ăn đặc sản Kon Tum
  • Gỏi lá
  • Phở hai tô: tức là trên này khi ăn họ hay cho một tô đựng phở, một tô đựng nước nên gọi ngắn là Phở Hai tô đó. 
  • Bún đỏ cao nguyên
  • Rượu ghè
  • Heo Măng Đen quay
  • Cá chua.
  • Cá gỏi kiến vàng.
  • Rượu vang ngọt sim Măng Đen
  • Dế chiên Kon Tum
  • Thịt chuột đồng
  • Cà đắng
  • Xôi măng
  • Thịt nhím
  • Cá tầm nấu măng
  • Lá mì

Pleiku 

Nhà mình được ăn một bữa ở Pleiku ở nhà hàng Tơ Nưng ngay đối diện Biển Hồ và trải nghiệm không tốt lắm nên mình thôi không review nha.

Hồi trước đi xuyên Việt thì mình vẫn nhớ mấy món ngon ở Pleiku trong danh sách: 

  • Phở Khô Gia Lai Pleiku, ăn ở
    • - Phở khô Hồng - 22 - 24 Nguyễn Văn Trỗi, P. Hội Thương, Tp. Pleiku
    • - Phở Khô Ngọc Sơn - 15 Nguyễn Thái Học, Tp. Pleiku
    • - Quán Phở Bò Viên Tàu Lý - 36 Trần Phú, P. Diên Hồng, TP Pleiku
  • Bò một nắng chấm Muối kiến vàng Pleiku
  • Bún mắm cua 
  • Bún Cua ở 
    • Bún Cua, 87 Phan Đình Phùng, P. Tây Sơn, Tp. Pleiku
    • Bún Cua (Chợ Đêm Pleiku) - 38 Nguyễn Thiện Thuật, P. Diên Hồng, TP Pleiku
  • Bún thịt nướng, nem nướng
    • Bún Phương Gia Lai - 46 Nguyễn Thái Học
  • Cá chua Pleiku, ở 
    • Pleiku xanh, P. Thống Nhất, TP Pleiku
  • Canh lá bép Pleiku
    • Quán Nhà Sàn Pleiku - Xanh - Quán sân vườn PLEIKU -XANH Cuối đường Bùi Dự-Làng văn hóa du lịch PLEIÔP-Phường Hoa Lư-TP Pleiku
  • Gà nướng Bazan Pleiku
    • Gà Nướng Ia Gui - 27 Phạm Ngọc Thạch, Thống Nhất, TP Pleiku

Đặc sản mua về làm quà

  • Rượu sim 
  • Hạt tiêu
  • Sâm Ngọc Linh
  • Muối kiến vàng Gia Lai 
  • Cà phê 
  • Rượu ghè 
  • Rượu cần
  • Rau rừng

Chỗ ngủ, homestay, nhà nghỉ, khách sạn 

Trước lúc đi mình cũng kiểu kén cá chọn canh lắm, xong đến gần ngày thì nhận ra là mỗi nơi ở Măng Đen không có quá nhiều phòng, và nếu cuối tuần hay nghỉ lễ thì xác định luôn là cháy. Tùy theo cách sống, bạn có thể chọn ở Biệt thự, hay nhà trong rừng, hoặc trải nghiệm homestay. 

Gia đình mình ở ba đêm ba nơi, ba trải nghiệm hoàn toàn khác biệt cho ông bà.

Kinh nghiệm mình học được là hãy theo dõi dự báo thời tiết, để ngày nào không mưa, nắng đẹp thì hãy chọn chỗ săn mây. Còn cuối tuần thì cố gắng có phòng mình yêu thích vì phòng hết nhanh lắm! 

Sáng ở Ventosa có thể ngắm mây núi, xem nắng vờn mây, tối ngắm hoàng hôn và hái dâu trải nghiệm

Đêm đầu ở Ventosa, chủ yếu để chiều tối ngắm hoàng hôn và sáng dậy săn mây mà không phải đi đâu cả. Nhược điểm là không có nhiều lựa chọn ăn uống xung quanh và nhà cũng hơi "tạm", cách ly không tốt, nhiều muỗi. Ưu điểm: đêm đến có thể tận hưởng trọn vẹn bầu trời đầy sao và trăng, không có ánh đèn (nếu muốn), sáng ra ngắm mây vờn quanh núi, rồi nắng lên đuổi mây đi. 

Ở Shabbat Homestay buổi tối có thể đốt lửa sưởi ấm

Đêm thứ hai, nhà mình chuyển về Shabbat House. Thích nhất là đoạn đốt lửa và sáng hôm sau ăn sáng ở bếp. Ông bà thì đi dạo chụp ảnh ở Hồ ĐắkKe ngay cạnh (trong khi em bé ngủ muộn và tu ti mẹ buổi sáng).

Sóc's House - ngôi nhà trong cổ tích

Đêm thứ ba ở Sóc's house (Nhà của Sóc), thật giống như trong truyện cổ tích, và trải nghiệm ở trong nhà gỗ. Mình đặc biệt thích cách chị Y Trang thiết kế các tiện ích trong nhà, cách xây nhà lựa lựa để tránh cây nên trong nhà vẫn thấy thân cây, và khoảnh sân vườn, xích đu rất hòa nhịp với thiên nhiên.

Giá phòng dao động từ khoảng 300-400k/ phòng đơn 1 giường tối đa 2 người, tới 800-1 triệu, và có thể cao hơn nữa. 

Nhiều địa điểm có chỗ cho BBQ buổi tối, đốt lửa trại, hát hò nếu các bạn đi tập thể đông vui.  

Dưới đây là danh sách một số chỗ mình thấy review tốt: 

Giá là theo loại phòng đơn/ bungalow rẻ nhất.

  • Sóc's House: 600k -1,8 triệu/ phòng (bungalow Phòng gió) https://www.facebook.com/S%C3%B3cs-House-Homestay-M%C4%83ng-%C4%90en-233985551280780 
  • Shabbat Homestay: 300-450k/ phòng https://www.facebook.com/shabbathome 
  • Ventosa Homestay: 400-1 triệu/phòng https://www.facebook.com/ventosahomefarmmangden 
  • Sum Villa homestay: 450-700k/ phòng https://www.facebook.com/LaMaison.homestay.MangDen 
  • TOKI Boutique: https://www.facebook.com/tokiboutmangden (đóng cửa sửa chữa tới tháng 4/2022)
  • La Maison Homestay: 400k/ phòng https://www.facebook.com/LaMaison.homestay.MangDen 
  • Chino: 400-700k/ phòng https://www.facebook.com/ChinoMangDen 
  • Henisi 500k/ bungalow https://www.facebook.com/henisihomestaymangden 
  • Nắng Homestay: 500-700k https://www.facebook.com/201996686499306/posts/3772433819455557/?d=n
  • Resort Đăkke Măng Đen - (300k/đêm): https://www.facebook.com/dakkemangdenn  
  • Homestay Đại Ngàn Măng Đen (100k/ 1 người): https://www.facebook.com/homestaymangdendaingan 
  • Sakura Homestay: 350-450k/phòng https://www.facebook.com/Sakura-Homestay-M%C4%83ng-%C4%90en-113483687187988 

Giới thiệu chi tiết các điểm đến, danh thắng

🔶 MĂNG ĐEN

Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, Kon Tum, được du khách xa gần gọi là "Đà Lạt thứ hai”.

Măng Đen là tên gọi chệch của địa danh T’ Măng Deeng (theo cách gọi của tộc người thiểu số Mơ Nâm, vùng Bắc Tây Nguyên). T’Măng có nghĩa là nơi ở hoặc vùng; Deeng là bằng phẳng và rộng lớn, nên dịch ra tiếng Kinh là nơi bằng phẳng, rộng lớn. Mọi người còn gọi đây là mảnh đất “bảy hồ, ba thác” gắn liền với truyền thuyết thần Pling tạo ra nơi này như thế nào. Bảy hồ nước đó là: Toong Ly Leng, Toong Ziu, Toong Zơ Ri, Toong Săng, Toong Pô, Toong Đam và Đak Ke. Và ba ngọn thác là thác Pa Sỹ, Đak Ke và Đak Pne. Đây cũng là những địa danh bạn nên thăm quan khi ghé Măng Đen.

🔶 CHÙA KHÁNH LÂM

Chùa Khánh Lâm với kiến trúc độc đáo và nhiều tượng Phật, các vị La Hán

Chùa Khánh Lâm không chỉ nổi tiếng về sự linh thiêng mà kiến trúc và khung cảnh vô cùng tuyệt vời. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 2012, nằm trên ngọn đồi nguyên sinh, cao khoảng 1.200m, từ khi xây dựng đến này do Đại đức Thích Nhuận Bảo trụ trì. Tổng thể diện tích của chùa là 10 ha. Đường đi đến chùa rất quanh co, hai bên đường trải dài các đồi núi và các khe suối. Tuy vậy, không làm ảnh hưởng đến lòng mong ước tham quan nơi đây của du khách. 

Chùa Khánh Lâm cũng có nhiều góc tĩnh lặng, thanh bình 

Bước qua hơn 200 bậc đá để nhìn thấy ngôi chùa bề thế, tôn nghiêm ẩn hiện dưới những tán cây rừng xum xuê. Không gian chùa gồm có: Chánh điện, dãy nhà Đông Lan, dãy nhà Tây Lan và nhà ăn. Bước vào bạn sẽ tận mắt ngắm nhìn sự tinh xảo từ cách khắc trên cột gỗ, cách lợp ngói, cách thiết kế cửa, sự uy nghiêm của tượng Quan âm Bồ tát được đặt trước chùa…. Chánh điện được cấu trúc ba tầng mái, hút ánh nhìn của du khách bởi sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc đình chùa cổ truyền với kiến trúc nhà Rông, mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Kiến trúc là sự kết hợp chủ đạo kiến trúc chùa miền Bắc và một hơi thở Tây Nguyên đại ngàn.

🔶 THÁC PA SỸ

Thác Pa Sỹ ở Măng Đen, Kon Tum

Là địa điểm nhất định phải đến khi du lịch Măng Đen – KonTum. Ngoài ngắm thác ra thì còn có rất nhiều cảnh đẹp cho bạn sống ảo.

Được ví von là “ nàng tiên của đại ngàn Măng Đen”. Ngọn thác Pa Sỹ là ngọn thác lớn nhất trong 3 thác tại vùng này, nó khác với những thác khác tại Tây Nguyên vì nơi đây chỉ mới được đưa vào du lịch nên cơ sở hạ tầng vẫn chưa hiện đại bằng nhưng vẻ hoang sơ chưa được khai thác nhiều lại là điểm hấp dẫn khách du lịch. 

Đừng quên thưởng thức ẩm thực ở đây. Ngon đặc biệt. Gà nướng 250k/con, thịt ba chỉ 300k/1kg, nộm hoa chuối 120k, cơm lam 20k/ống.

Nơi đây nằm cao hơn mặt nước biển khoảng 1500m và còn giữ nguyên vẹn được khu Vườn tượng gỗ, với hơn 100 bức tượng như: tượng cả nhà uống rượu cần, tượng lên rẫy, tượng người mẹ địu con,… Những tượng gỗ này được làm nên từ bàn tay tuyệt tác của các nghệ nhân người bản địa. 

Giá vé: 20k/1 người

Lưu ý đoạn này khi đi xe máy: lên xuống dốc thẳng đứng và hơi quanh co, ngoài ra phải đi qua cây cầu hơi chênh vênh nên bạn nào tay lái yếu cẩn thận xuống dắt xe nha. 

🔶 TƯỢNG ĐỨC MẸ MĂNG ĐEN

Tượng đức mẹ Măng Đen linh thiêng

Tượng Đức Mẹ Măng Đen là một trong những điểm hành hương nổi tiếng linh thiêng, trung tâm tín ngưỡng thiên chúa giáo tại Măng Đen. Đây được xem là một bức tượng độc đáo, không chỉ ở hình dáng bên ngoài mà những câu chuyện xung quanh nó. Ai cũng bảo muốn cầu xin gì thì thành tâm lên thắp hương xin mẹ Maria là được. Đức Mẹ Măng Đen còn được biết đến với các tên gọi khác như: Đức Mẹ Salette, Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Ave Maria và Đức Mẹ Sầu Bi.

🔶 HỒ ĐẮK KE

Hồ Đak Ke là một trong các hồ nước sở hữu cảnh sắc tuyệt đẹp. Với không gian hồ nước trong xanh, xung quanh là những dãy núi và những cánh rừng bạt ngàn, hoa nở khắp hồ quanh năm.

Có tên địa phương là hồ Toong Rơ Poong, có tổng diện tích khoảng 3 ha, là hồ lớn nhất trong danh sách 7 hồ tại đây, nằm trong khu du lịch sinh thái Măng Đen. Không gian nơi đây yên bình với hồ nước trong xanh được bao bọc bởi những dãy núi cùng những cánh rừng xanh ngắt, quanh năm hoa nở quanh hồ. 

🔶 LÀNG KON BRING (Làng văn hóa du lịch) 

Đây là một trong bốn làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Kon Plông, cách thị trấn Măng Đen khoảng 5km. Ẩn hiện dưới những cánh rừng thông vi vu trong gió, Kon Pring không chỉ có cảnh quan đẹp mà bà con nơi đây còn gìn giữ nhiều nét văn hóa mang đặc trưng riêng của người Mơ Nâm như: Nhà rông, nhà sàn, cồng chiêng, các nghề thủ công truyền thống. Đến với làng Kon Bring, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp thanh bình, mộc mạc qua những ngôi nhà sàn bằng gỗ và hiểu rõ hơn về tập quán, nếp sống thường nhật của bà con nơi đây. Thú vị hơn hết, du khách sẽ được già làng kể truyền thuyết của người M’Nâm cũng như truyền thuyết ly kỳ về vùng đất Măng Đen.

🔶 Ê BAN FARM 

Doanh trại nông nghiệp nổi tiếng tại Măng Đen. Vườn hoa rực rỡ sắc màu cho bạn tha hồ chụp hình và sống ‘ảo’.

Thời điểm gia đình mình đi hình như farm đang bị dính phốt gì đó đóng cửa và cũng không cung cấp thêm dịch vụ lưu trú nên tụi mình không qua. 

🔶 RỪNG THÔNG MĂNG ĐEN 

Khu rừng nguyên sinh cách trung tâm Kon Plong chừng 10 km. Trên một bình nguyên rộng bao la, bạt ngàn là đồi thông được trồng lâu đời, cao vút tỏa bóng mát. Rừng thông Măng Đen có đa dạng chủng loại thực vật hơn như thông Pơ mu, Hoa Lan, Quế, hoa Sim… và các chủng loại động vật như sơn dương, chim trĩ. Phù hợp với khám phá thiên nhiên, cắm trại, thư giãn và ‘refresh’ lại tâm hồn của bản thân sau nhiều ngày mệt mỏi và áp lực.

🔶 TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG 

Là điểm du lịch Kon Tum mới, nhưng điểm đến để lại nhiều ấn tượng khó quên nếu du khách có dịp biết đến. Hệ thống tượng đài chiến thắng Măng Đen là một công trình điêu khắc bằng đá khối nằm ở trung tâm quảng trường của huyện KonPlông với tổng kinh phí đầu tư hơn 5 tỉ đồng. Công trình này gồm có 3 nhóm tượng được đặt trên trụ bê tông cốt thép có chiều cao gần 20 mét hướng đông – tây- nam.

🔶 HỒ ĐẮK KE VÀ THÁC ĐẮK KE

Hồ Đăk Ke là một trong những điểm du lịch ở Măng Đen được nhiều du khách tìm đến. Nơi đây bao giùm giữa lòng thị trấn Măng Đen. Nơi đây thu hút lượng lớn du khách đến để ngắm hoa anh đào nở quanh năm. Đặc biệt, vào tháng 12 và tháng 1 là thời điểm hoa anh nở rộ nhất, chính vì thế ngắm hoa vào khoảng thời gian này là tuyệt vời nhất.

Ngoài ra, khi đến hồ, du khách có thể câu cá, đạp vịt hoặc ăn uống, vì tại hồ nay đã cung cấp các dịch vụ nói trên nhằm phục vụ du khách khi đến đây tham quan. Bên cạnh đó, du khách còn có thể đăng ký thuê xe ngựa, xe trâu để ngắm cảnh xung quanh hồ và vẻ đẹp nên thơ, hùng vĩ của núi rừng nơi đây.

Du lịch Măng Đen thì không thể bỏ lỡ dạo chơi ở Hồ Đắk Ke rồi. Hồ có diện tích rộng, nằm trong truyền thuyết 7 hồ 3 thác của Măng Đen. Đây là nơi cho bạn khoảng không gian thư giãn tuyệt vời khi dạo chơi quanh hồ trong thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Bên cạnh Hồ Đắk Ke thì Thác Đắk Ke cũng là địa điểm làm mới tâm hồn bạn nên trải nghiệm. Thác nước trong lành và nguyên sơ nằm sâu trong núi rừng. Bạn có thể phượt theo kiểu đi bộ để khám phá núi rừng. Nếu mệt thì dừng lại nghỉ ngơi, cắm trại và ăn nhẹ gì đấy rồi tiếp tục. Quan trọng là nơi đây sẽ khiến lòng mình bình yên lắm.

🔶 TOUR CÁC FARM (ORFARM, THIỆN MỸ FARM…) 

Có thể tranh thủ trải nghiệm hái cam, dâu, và vào ngắm và hít hà thiên nhiên ở các farm này. 


🔶 KHU 37 HỘ

Khu 37 hộ nằm ở trên núi, cảnh hoang sơ hùng vĩ, có cánh đồng hoa dại, đồi cỏ lau, đồi cà phê,  xe ô tô đi thoải mái, nhưng nếu trời mưa thì ko nên đi vì đường đất đỏ bazan đi bẩn và trôi xe. Chỗ này đi tham quan ngắm cảnh chụp hình sống ảo, săn mây với ngắm hoàng hôn, còn dịch vụ thì hoàn toàn không có gì.


GIA LAI PLEIKU

🔶 BIỂN HỒ TƠ NƯNG HAY T'NƯNG 

Nắm tay nhau dạo bước giữa "đôi mắt Pleiku" Biển Hồ đầy 

Khung cảnh Biển Hồ sẽ thực sự khiến bạn say đắm bởi vẻ đẹp nơi đây được bồi đắp bởi một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động. Đi theo quốc lộ 14 khoảng 7km về phía Tây Bắc TP. Pleiku, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng Biển Hồ, “đôi mắt Pleiku” thơ mộng và hoang sơ cùng làn nước trong veo như gương.

Hàng thông Pleiku này từ lâu đã là nơi thu hút nhiều người dân trong và ngoài địa phương đến đây để tham quan, chiêm ngưỡng và chụp ảnh lưu niệm. Nhất là các bạn trẻ đến đây để chụp ảnh “check in” hàng thông cổ thụ tuyệt đẹp và cánh đồng chè trải dài xanh ngát.

Điều đặc biệt của hàng thông nơi đây là khi có cơn gió đi qua mọi người sẽ nghe được tiếng rì rào, du dương như âm thanh của cả dàn nhạc được tấu lên, người dân địa phương vẫn thường gọi là tiếng “thông reo”. Thời gian đẹp nhất để chụp ảnh ở đây là khi bình minh lên, lúc sương sớm vẫn chưa tan hẳn, những tia nắng đầu tiên xen qua từng nhánh cây.

🔶 HÀNG THÔNG TRĂM TUỔI

Hàng thông được nhiều người nhắc tới này nằm trên con đường đi qua địa phận thôn 1, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách TP Pleiku khoảng 15km.

Được trồng bởi những người công nhân đồn điền Sở Trà thời kì Pháp thuộc, những tán thông già dặn đã lớn lên theo thời gian, kết thành bóng mát trên một con đường liên thôn khiến cho ai ngang qua vùng đất này cũng phải ngỡ ngàng. 

Người dân ở đây không ai biết rõ hàng thông ba lá đại thụ được trồng vào thời điểm chính xác nào, chỉ biết rằng nó có từ lúc những người Pháp xuất hiện trên vùng đất này và thành lập nên Sở Trà – đồn điền chè đầu tiên trên cao nguyên Pleiku vào đầu thế kỉ XX. Rồi từ người Pháp đổi sang chủ người Tàu đã mở rộng diện tích trồng chè trải dài đến tận chân núi, hơn 100 người công nhân mộ phu người Kinh sống trong những ngôi nhà 40 mét vuông đã lập nên xóm làng đầu tiên tại đây, gọi tên là xóm Trải Mộ, làng Cỏ May.

Đến nay, những vạt chè xanh mướt vẫn được giữ lại canh tác và làm nên cái tên truyền miệng trên các chuyến xe ngược xuôi Nam Bắc: Biển Hồ chè (Biển Hồ trà).

🔶 VƯỜN CHÈ/ BIỂN HỒ CHÈ/ BIỂN HỒ TRÀ

Biển Hồ Chè/ Biển Hồ Trà hay Vườn chè xanh mướt

Biển Hồ Chè hay Vườn chè là địa điểm du lịch ở Pleiku kết hợp hiền hòa giữa hồ nước và những nước trè xanh mướt. Vào năm 1919, nơi đây đã được khai phá để trồng chè. Nằm cách thành phố Pleiku 13km đi dọc quốc lộ, dẫn vào đồi chè là 1 con đường nhỏ chạy song song là 2 hàng lá thông kim. Khi đến đây vào mùa hè, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng như trở về tuổi thơ với màu xanh ngắt của những đồi chè, mùi lá chè thơm ngớt phảng phất xua tan mọi muộn phiền.

Gia đình mình được dẫn vào một khu vực trải dài các vườn chè xanh mướt, rất thích. Xem lại trên bản đồ thì nó thuộc xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, Pleiku, Gia Lai. 

🔶 CHÙA BỬU MINH

Chùa Bửu Minh với kiến trúc độc đáo, không gian thanh tịnh

Đây là ngôi chùa nổi tiếng ở Tây Nguyên với khung cảnh yên bình kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc chùa cổ ở miền Bắc và miền Trung cùng kiểu dáng chùa Nhật Bản và Đài Loan. Trong chùa có tượng phật nằm rất lớn, có Tượng Bồ Tát, Ao cá, cây cầu... Với những dấu ấn mang phong cách riêng, kiến trúc chùa Bửu Minh chính là sự tái tạo và phát triển có chọn lọc những giá trị văn hóa vật thể, góp phần điểm tô và khắc họa phong phú vào quần thể kiến trúc tôn giáo tại Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.  

🔶 VƯỜN CÀ PHÊ

Vườn cà phê nở trắng xóa, thơm ngát 
Vào Tây Nguyên tháng 3, mùa con ong đi lấy mật mà không ghé thăm vườn cà phê, hít hà những bông hoa cà phê trắng muốt đang nở bung khắp mùa thì thật có lỗi. 

3-4 điểm này đều ở gần nhau nên việc đi thăm cũng khá thuận tiện cho các bạn. 

🔶 RỪNG CAO SU

Trên đường đi đoạn đường tránh TP Kon Tum, cả nhà cũng được nhìn ngắm các rừng cao su. Biết cây cao su trông như thế nào, xem người ta cạo vỏ khai thác. 

🔶 CHÙA MINH THÀNH 

Chùa Minh Thành là một địa điểm du lịch Pleiku tâm linh thu hút rất đông khách thập phương mỗi năm. Ngôi chùa có kiến trúc giao hòa giữa Nhật Bản và Trung Hoa này thu hút rất đông đảo người về đây hành hương, tìm hiểu về Phật giáo cũng như để chiêm ngưỡng nét kiến trúc tinh tế, đặc biệt.

Tiếc là do mùa dịch Covid, chùa đóng cửa không cho thăm quan nên gia đình mình không kịp ghé. 

🔶 ĐẬP TÂN SƠN 

Đập Tân Sơn nằm ở địa phận xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah (Gia Lai), cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 25km về hướng Bắc. Đây là một công trình thủy lợi thuộc lưu vực Biển Hồ, gồm có hồ chứa, đập ngăn nước và hệ thống kênh mương. Sự hòa hợp giữa vẻ đẹp của thiên nhiên núi non sông nước gắn với công trình kỳ vĩ do con người tạo ra đã tạo nên một cảnh quan đắm say lòng người. Nơi này dành trở thành một điểm đến của Pleiku vào mỗi dịp nghỉ lễ hay ngày cuối tuần của giới trẻ.

Ngoài ra mình có thấy mọi người gợi ý nếu còn thời gian thì khám phá thêm Pleiku, Gia Lai như 

  • Thủy điện Yaly
  • Núi lửa Chư Đăng Ya 
  • Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai

KONTUM

🔶 NHÀ THỜ GỖ KONTUM

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum, xây dựng năm 1913 từ gỗ cà chít, xây bằng đất trộn rơm

Nhà thờ Chánh Toà Kontum hay còn gọi là nhà thờ Gỗ  với sự kết hợp độc đáo kiến trúc Gothic và kiến trúc Tây Nguyên, được xây dựng từ năm 1913, nằm tại số 13 đường Nguyễn Huệ. Đây được xem là di tích cổ kính và đẹp nhất của thành phố xinh đẹp này. Vật liệu chiếm số lượng nhiều nhất là gỗ cà chít. Trần và tường được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu nhà truyền thống của người miền Trung. 

🔶 TOÀ GIÁM MỤC KONTUM

Tòa giám mục Kon Tum, tháng 2/2022

Tên gọi đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum, được xây dựng vào năm 1935, Tòa Giám mục là sự kết hợp hài hoà giữa lối kiến trúc phương Tây với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Với vẻ đẹp cổ điển phương Tây, kết hợp với các nguyên vật liệu xây dựng đậm chất phương Đông, không gian thoáng đãng, với 2 hàng xây hoa sứ nhã nhặn tỏa hương thơm dịu.

🔶 CẦU TREO KON KLOR

Cầu treo Kon Klor, Kon Tum

Nằm ngay cạnh nhà rông Kon Klor, cầu treo Kon Klor là chiếc cầu dây văng to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla. Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m, gây ấn tượng với màu cam nổi bật. Bao quanh chiếc cầu là những ngọn núi cao hùng vĩ được bao phủ bởi những nương dâu xanh rì. 

🔶 ĐẮK BLA CON SÔNG CHẢY NGƯỢC 

Sông Đăk Bla cũng lại rất đặc biệt, nổi tiềng là con sông chảy ngược duy nhất của Tây Nguyên. Thường thì các con sông sẽ chảy từ Tây sang Đông, đổ ra biển lớn, còn con sông nhỏ và ngắn này chỉ gói gọn trong địa phận tỉnh Kon Tum và chảy từ Đông sang Tây. 

🔶 NHÀ RÔNG KON KLOR

Nhà Rông Tây Nguyên, công trình kiến trúc đặc trưng Tây Nguyên

Đây được coi là nhà rông lớn nhất Kon Tum và Tây Nguyên nói chung. Nhà rông này được xây dựng lại trên nền tảng nhà rông cũ tại phường Thắng Lợi sau sự cố bị cháy năm 2010. Nhà rông Kon Klor được biết đến là ngôi nhà cộng đồng hay được sử dụng để làm nơi tụ họp của dân làng trong những buôn làng Tây Nguyên. Nhà rông Kon Klor là một trong những nhà rông lớn nhất Tây Nguyên.

🔶 NHÀ THỜ/ GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG

Giáo xứ Tân Hương xây dựng năm 1851

Nhà thờ Tân Hương, được xây dựng năm 1851, tại đường Nguyễn Huệ, P. Thống Nhất- TP.Kon Tum. Mặt tiền nhà thờ có 2 hình lớn về Thánh Phao Lô và Thiên thần chiến thắng Quỷ Satan. Gần đó có Làng Ba Na Kon Hra Chốt, có Nhà Rông.


Tham khảo 

Mình có tham gia các hội nhóm trên Facebook và tìm trên Google: 

  • Group Mê Măng Đen: https://www.facebook.com/groups/memangden/
  • https://cungphuot.info/kinh-nghiem-du-lich-mang-den-kon-tum-post27030.cp
  • https://cuongdulich.com/dia-diem/2560-di-mang-den-tu-tuc.html
  • https://blogyeuphuot.com/kinh-nghiem-du-lich-mang-den-diem-an-choi-mua-sam-gia-re.html
  • Tour 1 ngày 7h-7h: Mạnh Hùng 
  • Tour Tết HN - Gia Lai - Măng Đen - Biển Hồ https://www.vietnambooking.com/du-lich/tour-du-lich-ha-noi-gia-lai-kontum-mang-den-bien-ho-4n3d.html
  • https://gody.vn/blog/nguyenducsinh9957096/post/lich-trinh-kham-pha-mang-den-kontum-tu-tuc-chi-phi-thap-322
  • Review MĐ tất tần tật https://www.facebook.com/groups/305721570560027/

Saturday 22 January 2022

Kinh nghiệm Di Chuyển Máy bay Singapore - Hà Nội mùa Covid (với Gia Đình có Trẻ nhỏ) (01/2022)

KINH NGHIỆM DI CHUYỂN MÁY BAY SINGAPORE - HÀ NỘI MÙA COVID (GIA ĐÌNH CÓ CON NHỎ) 

Phần 1: Về quê ăn Tết

🌱 Để bay về Việt Nam:

- (Optional) Muốn quay lại: xin sếp WFH từ VN và nhờ HR giúp xin approval từ MOM thời điểm quay về. 

Lần trước mình về thì ở VN trước khi quay lại mới xin HR. Lần này mình xin trước để tránh trường hợp chính sách thay đổi, SG có thể từ chối cho nhập cảnh do mình xuất cảnh "ko xin phép".

- Mua vé: các hãng đã và đang mở bán VNA, SQ và VietJet. 

Lưu ý các bạn về HN có 1 chuyến/ tuần còn HCMC 2 chuyến/ tuần. Mình phát hiện ra track Google Flights có thể nối chuyến riêng biệt SG - HN - HCM nếu cần bay về gấp.

Các bé nhỏ thì SQ có cho chọn ghế miễn phí và có thể mang xe đẩy. Hầu hết đều cho thêm 10kg ký gửi và 7kg xách tay. 

Lưu ý kiện hành lý hình như đã bị hạn chế còn 1 người/ 1 kiện ký gửi 23kg VNA, 30kg SQ + 1 xách tay.

Bay nội địa VNA đã ko còn miễn phí ký gửi nên có thể kiểm tra kỹ để mua thêm. 

🌱 2-3 ngày trước khi bay:

- PCR: đây là điều kiện để lên máy bay. 

Trẻ dưới 2 tuổi ko cần test. 

Với các bạn lớn hơn chút, bị ngoáy mũi ko dễ chịu tí nào, nên có một số đơn vị "ngoáy nhẹ" hơn, VD: Osler Health, IMC, v.v. 

Nên book giờ test sớm vì hết rất nhanh, và chọn chiều ngày 2 trước ngày về (ví dụ về ngày 21/1, làm test trước 5pm 19/1, 3pm 20/1 có kết quả).

Có dịch vụ Express PCR giá cao hơn biết kết quả trong 8 giờ, và có cả việc tới nhà lấy mẫu thêm xiền nhé (~$50/ địa điểm). 

Một số chỗ test đã xuống giá $98 như Swab Station, Kingway Medical Clinics. Còn đại đa số như DA (Doctor Anywhere), Intemedical, v.v. giá khoảng $105-107.

Mỗi slot thường 20-30 phút nhưng mình thấy rất nhanh, tầm 5-7 phút là xong rồi. 

- Download App PC Covid trước: https://pccovid.gov.vnPC-Covid: Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia

Vụ vướng của bọn mình là ko có SĐT VN để đăng ký. 

Lúc mình về HN ko thấy cần tới app này trong lúc làm thủ tục. 

Ra khỏi cửa hành lý thường có các quầy bán SIM ĐT VN, các bạn nào nối chuyến nội địa hoặc di chuyển tiếp cần có thể mua sim rồi lắp vào hoàn thành khai báo PC Covid để tới các tỉnh thành khác.  

- In tờ khai y tế nếu có thể. Nếu kg in được thì lưu mã QR (chụp màn hình) Lưu ý cần CÓ GHẾ NGỒI (Seat) cho tờ khai y tế. 

https://tokhaiyte.vn

Mình có thể làm việc này ở sân bay khi còn thời gian, hoặc sau khi check in online. 

🌱 Tại sân bay Changi checkin:

- Tới quầy lấy Q: do yêu cầu giãn cách hầu hết các hãng đều chia theo slots VD 10:10, 10:30, 10:50... 

- Trình tờ khai y tế: Mã QR trên điện thoại hoặc in ra giấy

- Kết quả PCR âm tính

- (optional) PC-covid ap đã khai báo và có mã QR

- Mẹo nhỏ: Nhớ mang theo bút để khai báo, tránh chờ đợi... 

- Do Covid nên chuyến bay VNA ko còn cho ăn uống nữa mà chỉ phát bánh mì bánh ngọt 1 chai nước suối. Nếu có con nhỏ nên cho ăn ở sân bay để đỡ bị đói mệt... 

🌱 Trên máy bay: 

- Tiếp viên sẽ phát tờ khai lấy mẫu PCR trước. 

Họ phát 1 người/ phiếu và tới sân bay thì lại yêu cầu điền 2 phiếu/ người nên mọi người xin sẵn 2 mẫu luôn. 

🌱 Về đến sân bay TSN hoặc Nội Bài: 

- Ra khỏi máy bay, nếu nối chuyến thì cần liên hệ tiếp viên/ nhân viên sân bay để được ưu tiên lên tuyến chuyển tiếp.

- Có con nhỏ, người già... thì nhớ kêu nhé vì họ có line riêng ưu tiên.

- Khai báo y tế, test nhanh: 

1. Đưa khai báo y tế, kết quả PCR, chứng nhận vaccine 

 2. Nhân viên y tế scan mã vạch và đưa  giấy xác nhận khai báo thành công 

3. Làm Test nhanh ART (miễn phí) và chờ kết quả test nhanh 

Chuyến của mình rất may mắn là chỉ chờ khoảng 15-20 phút có kết quả rồi.

Họ sẽ đọc tên và năm sinh (hơi thương nhân viên lạnh thế mà đọc biết bao nhiêu tên chắc khản cổ mất). 

4. Nhận kết quả âm tính và passport tới Hải Quan/ Nhập cảnh: 

- Chờ Hải Quan xét duyệt 

- Ra nhận hành lý và ra về

🌱 Chuyển tiếp/ Nối chuyến: 

- Có thể mua Sim tại sân bay và lắp vào lấy OTP hoàn thành PC Covid.

- Chuyển tiếp sang sân bay nội địa và bắt chuyến về quê

VD Nội Bài là ra khỏi Sân bay quốc tế, cột 16 để chuyển sang nội địa.

🌱 Về nhà 

- Dặn/ nhờ người nhà thông báo với tổ trưởng tổ dân phố hoặc Y tế xã/ phường 

- Tùy từng địa phương họ sẽ có yêu cầu cách ly, thường là 3 ngày 

- Tới ngày 3 làm kết quả test nhanh PCR/ ART (có thể phải ra phường hoặc gọi dịch vụ tới nhà).

- Sau 3 ngày dù có âm tính, các bạn vẫn rất nên tuân thủ 5K và hạn chế gặp gỡ, đi tới nơi đông người... để an toàn cho tất cả mọi người nhé? 

Chúc cả nhà chuyến bay tốt lành và vui với gia đình ❤

Saturday 7 September 2019

2 mẹo nhỏ cho các bạn rình vé máy bay giá rẻ

Chào các bạn,

Mình phải khẳng định trước là mình chưa bao giờ làm đại lý vé, chỉ là người thích đi du lịch tự túc. Hôm trước có bạn hỏi trên nhóm định đặt vé đi Palawan, Boracay và El Nilo từ Hà Nội, sau đó mình có chia sẻ cách tìm và đặt vé, bạn ấy thấy rất hữu ích và chưa hề biết về 2 mẹo này, nên mình viết lại để các bạn tham khảo nha.

Mình sẽ lấy ví dụ đi từ Hà Nội sang Manila nhé?

1. Xem tháng thấp điểm trên Skycanner

Việc này thường áp dụng cho các bạn muốn tối thiểu hóa chi phí và có thể đi bất cứ tháng nào.
Bạn chọn khứ hồi như bình thường, sau đó thay vì chọn ngày cụ thể (Specific date), hãy chọn Cả tháng (Whole month) và sau đó chọn Tháng rẻ nhất (Cheapest month). Ví dụ kết quá cho ra trong trường hợp này là tháng 10.

Cách chọn Cheapest month trên Skycanner
Video hướng dẫn chi tiết:

2. Dùng Google Flight: 

Thường áp dụng cho các bạn biết mình muốn đi vào khoảng thời gian nào, ví dụ tuần 2 tháng 2/2020.
Khi bạn lựa chọn ngày đi thì bảng sẽ hiện các mức giá cho ngày về khác nhau, màu xanh là mức giá rẻ, và bạn có thể chọn ngày về rẻ nhất để khớp lịch trình của mình cho phù hợp nhất.


Sau khi đã chọn được chuyến bay (Cebu Pacific trong trường hợp này), giờ bay đi và về, bạn có thể chọn Track Prices. Mỗi khi có thay đổi về giá (tăng hoặc giảm) họ sẽ gửi thông báo qua email cho bạn. Nhiều khi có những đợt các hãng khuyến mại mà bạn không để ý, giá đột ngột giảm thì bạn sẽ không bị lỡ các deals hot này.
Video hướng dẫn: 


Chúc các bạn những chuyến đi thú vị!

Wednesday 17 July 2019

Du lịch tự túc Siem Reap ngon bổ rẻ và chỉ nói tiếng Việt? - Phần 3: Chi tiết điểm đến bằng tiếng Việt

Giới thiệu các điểm tham quan (bằng Tiếng Việt)

Mình khuyến mại chi tiết giới thiệu các địa điểm bằng tiếng Việt cho các bạn để làm hướng dẫn viên "chuyên nghiệp" cho bố mẹ, gia đình, nhóm bạn tại các điểm nha.
* Toàn bộ các ảnh, video trừ khi khác và được trích nguồn đều do tác giả Blog và gia đình chụp. Vui lòng ghi rõ nguồn blog này khi bạn sử dụng lại. 

Angkor National Museum (Bảo tàng Quốc gia Angkor)

Bảo tàng quốc gia Angkor (Angkor National Museum) trưng bày các hiện vật và câu chuyện về Angkor
Vé vào: $12/người, nếu mượn thêm audio guide thì thêm $5/người.
Giờ mở cửa: 8:30 - 18:30 các ngày trong tuần
Website: angkornationalmuseum.com
Phù hợp với các bạn nào đọc hiểu tiếng Anh, muốn tìm hiểu hàn lâm về lịch sử, văn hóa Angkor.
Đây có lẽ là nơi mình tiếc tiền nhất vì bố mẹ vừa vào được một lát đã đòi ra vì không hiểu gì. Dù mình cố gắng kiên nhẫn giải thích sau khi đọc tiếng Anh, xem video và giảng lại. 
Theo http://divui.com/blog/top-10-dia-diem-tham-quan-siem-reap
Bảo tàng quốc gia Angkor sẽ đưa du khách bước vào hành trình trở lại thời gian từ sáng tạo đến đỉnh cao nhất của nền văn minh Khmer. Tìm hiểu sâu hơn về phong tục, truyền thống và những niềm tin khác nhau của đế chế cổ đại. Tất cả các hiện vật được chia thành 8 phòng trưng bày theo thứ tự của sự tiến hóa được tăng cường bởi một bầu không khí thực tế. Trong suốt toàn bộ cuộc du hành, một huyền thoại sẽ dần dần hé lộ ra trước mặt bạn.
Trong kỷ nguyên vàng của Vương quốc Khmer, một trong những nền văn minh cổ xưa của thế giới đã được tạo ra. Đó là nguồn gốc của nghệ thuật Khmer, văn hoá và kiến trúc. Những phát minh vĩ đại này đã trở thành một trong số ít kỳ quan của thế giới mà vẫn làm mọi người ngạc nhiên qua các thế hệ và vẫn còn có tác động lớn đến xã hội Campuchia hiện nay. Bảo tàng Quốc gia Angkor tự hào tiết lộ đường lối lịch sử hoàng gia trong kỷ nguyên vàng của Vương quốc Khmer thông qua công nghệ đa phương tiện hiện đại để cung cấp cho du khách một câu chuyện đầy đủ hình ảnh huyền thoại để dễ hiểu.

Đền thờ bà Ya Tép (Ya Tep Shrine hay King Master Shrine) 

Đền thờ bà Ya Tep (hay King Master temple)
Được coi như vị thần hộ mệnh của Siem Reap, thổ địa, vô cùng linh thiêng. Đền thờ bà đứng giữa ngã đường Quốc lộ 6 và luôn rất nhiều người dân địa phương tới khấn vái bất kể ngày giờ. Bạn nên thắp 5 nén hương/ người, sau đó "tâm sự riêng" với bà, cúng dường chút đỉnh (cho vào túi bà hoặc bát nhỏ cho con cháu), sau đó vuốt mặt bà 3 lần rồi vuốt mặt mình 1 lần.
Gia đình mình đang thắp hương xin bà ngày đầu tới Siem Reap

Preah Ang Chek Preah Ang Chorm

Ngay phía bên cạnh đền bà Ya Tep là chùa thờ hai bà góp công lớn đánh đuổi giặc Xiêm (Siem/ Thái) ra khỏi đất nước Campuchia. Ở đây anh Yang Heng cũng kể cho gia đình mình nghe nguồn gốc cái tên Siem Reap. Siem nghĩa là Thái Lan, Reap có nghĩa là chết chồng. Hai bà là hai chị em đêm nằm mơ thấy thần linh bảo phải đào hố, đóng cọc, sau đó nhảy xuống chết chồng lên nhau thì giặc sẽ rút. Hai bà tỉnh dậy thấy vậy sau khi suy tính đã làm theo, hi sinh cho sự độc lập giải phóng của đất nước. Từ đó họ đặt tên Siem Reap để tưởng nhớ hai bà. 

Wat Thmei hay Wat Thmey

Wat Thmei hay Wat Thmey - nơi bạn có thể tìm hiểu thêm về cuộc diệt chủng Pol Pot (1975-1979)
Mở cửa miễn phí ban ngày.
Sivatha Rd
Đây là nơi còn ghi lại bằng ảnh và các hiện vật về thời kỳ đen tối của Campuchia - giai đoạn diệt chủng Pol Pốt. Vẫn còn một tháp nhỏ đựng đầu lâu xương sọ, tàn tích của thời đó.
Chùa Wat Thmei, nằm trên một trong những con đường dẫn đến Angkor Wat, đáng để dừng lại đặc biệt nếu bạn giành chiến thắng khi đến thăm Phnom Penh. Tại tu viện đang hoạt động này, bạn có thể hiểu thêm về lịch sử bi thảm của Campuchia vì khu vực thị trấn hiện đang được xây dựng tương đối này trước đây là một địa điểm giết chết các cánh đồng ở Siêm Riệp trong thời kỳ Khmer Đỏ.
Ở Phnom Penh và trên đường giữa Siem Reap - Phnom Penh có cánh đồng chết Choeung Ek, nhưng trên thực tế, việc giết chóc dã man này nằm rải rác khắp đất nước Campuchia. Nếu bạn không đi Phnom Penh thì Wat Thmei sẽ giúp bạn hiểu phần nào về biến cố lịch sử này.
Khu đất mở có một phòng cầu nguyện lớn ở bên trái khi bạn bước vào, bảo tháp và tất cả mọi thứ bạn mong đợi về một ngôi chùa hiện đại điển hình - ở giữa là một tượng đài bằng kính duy nhất chứa đầy sọ và xương của nạn nhân được người dân địa phương thu thập sau khi chế độ Pol Pot kết thúc.

Tượng đài độc lập, thắp Lửa chiến thắng  

Tượng đài độc lập và nghĩa trang liệt sĩ Siem Reap

Các bạn có thể thấy hình của Tượng đài độc lập bên trong mà bất cứ tỉnh nào ở Campuchia đều có, và tượng đài ở Phnom Penh là lớn nhất. Vào những ngày lễ kỷ niệm lớn, họ sẽ đốt Lửa chiến thắng bên trong.

Làng Văn Hoá Campuchia (Cambodia Cultural Village)

Làng văn hóa Campuchia (Cambodia Cultural Village)
National Road # 6, Krours Village, Svay Dangkum Commune, Siem Reap District, Siem Reap, Cambodia.
cambodianculturalvillage.com
+855 63 963 836
Mở cửa: 10-21h hàng ngày
Vé vào: $15/ người, đã bao gồm các chương trình biểu diễn.
Show đầu tiên bắt đầu từ 11h sáng, và show tiếp theo lúc 2:30h, liên tục cho tới khoảng 18h, show muộn nhất khoảng 19h30, vậy nên mình khuyên các bạn qua khoảng 1:30-2h sau khi ăn trưa thì sẽ không phải chờ đợi lâu. Cuối tuần thứ 7, chủ nhật show diễn thường hấp dẫn hơn. Hầu hết mọi người đều thích các chương trình biểu diễn này.

Lịch biểu diễn ở Làng văn hóa Campuchia (Dancing Show program at Cambodia Cultural Village), Siem Reap
Ví dụ trong lịch có các biểu diễn đáng chú ý:

  • Tại Millionaire House (Nhà tỉ phú) - Đám cưới người Khmer - 11-11:30
  • Tại Mini-theater - Sự quyến rũ của Phahum (Charming of Phahum) (thứ 6, 7, CN) - 14:30 - 15:00
  • Tại Millionaire House (Nhà tỉ phú) - Đám cưới người Khmer - 15:20-15:45
  • Tại Làng Hoa (Chinese Village) - Chúc mừng năm mới - 16:05-16:35
  • Tại Kroeung Village - Chọn bạn đời - 16:55 - 17:25 
  • Tại Phnorng Village - Lễ hội Cầu Lúa nước (Rice Praying) (thứ 7, CN) - 17:45 - 18:15
  • Tại Big Theater - Vị vua vĩ đại nhất - Jayavarman 7 (the greatest king) (thứ 7, CN) - 19 - 20:00

Làng Văn Hoá Campuchia nằm ngay trung tâm Siem Reap là một điểm đến cực hay ho cho những ai eo hẹp thời gian. Là một tỉnh Tây Bắc ở Campuchia, Siem Reap trầm mặc bên bờ hồ Tonlé Sap luôn là nơi lý tưởng cho những ai đặt chân đến xứ chùa tháp. Với cái tên “hào hùng”- Người Xiêm bại trận – ẩn ý nhắc đến chiến thắng của Vương quốc Khmer đối với người Thái Lan dưới thời vua Ayutthaya thế kỷ 17, Siem Reap còn nổi tiếng vì là nơi tọa lạc của khu di tích “thần thánh” Angkor Wat, đi xong thì có thể tự tin vỗ ngực là mình đã đến Cam.
Thế nhưng, nếu vẫn muốn tìm hiểu văn hóa Khmer với rất nhiều điều thú vị chỉ trong 1 ngày, Làng Văn Hoá Campuchia (Cambodian Cultural Village – CCV) hẳn sẽ là một địa chỉ rất phù hợp. Bởi công viên chủ đề rộng đến hơn 200 m2 này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bảo tàng, triển lãm, mô hình làng mạc, di tích lịch sử cùng những tiết mục giải trí nhằm giới thiệu “cho bằng hết” văn hóa Campuchia đến du khách thập phương và cả dân bản địa.
Hoạt động đã hơn 13 năm, CCV thu hút lượng lớn du khách bởi những công trình kiến trúc khá độc đáo của các ngôi làng cổ Khmer với nhà gỗ hay bia khắc đá. Đây cũng chính là những cánh cổng để bạn bước vào thế giới truyền thống và đức tin của người Khmer cũng như các dân tộc sinh sống tại Campuchia.
Những vật trưng bày tại đây đã diễn tả lại tập tục cưới xin chọn rể ở làng Kroeung (Kroeung Village), những lễ tế, cầu lúa thóc hay các điệu nhảy khác nhau như Apsara tại các gian nhà Triệu phú (Millionaire House), múa Khmer lẫn Trung Quốc tại khu Hoa kiều (Chinese Village), múa công của người Môn (Miến Điện) tại khu làng Kola (Kola Village)… Ngoài ra, nhiều du khách cũng cảm thấy rất bất ngờ khi tìm thấy Bảo tàng Sáp (Wax Museum) tại đây. Không tập trung vào việc nặn tượng các ngôi sao, bảo tàng chú trọng việc tái hiện lại những đổi thay trong đời sống của người dân Campuchia qua từng thời đại, đặc biệt là quá trình xây dựng khu đền đài vĩ đại Angkor Wat từ thế kỷ 12.
Xét về mức độ quy mô, CCV cũng không hơn là mấy so với những công trình du lịch tại VN. Thế nhưng, người Cam lại có những “chiêu” hút khách du lịch vô cùng tinh tế khi đầu tư rất nhiều vào chất lượng của từng show sân khấu hóa trong khu du lịch. Ngoài trang phục chỉn chu, thời lượng hợp lý, diễn viên duyên dáng, những màn trình diễn cũng tạo được sự tương tác lớn khi “mời” luôn du khách vào hẳn vai chính trong trích đoạn. Ai cũng ngại ngần, nhưng đều thích thú khi một lần hóa thân làm công chúa, vua hay hoàng tử… dù chỉ trong vài phút ngắn ngủi.

Quần thể Angkor (Angkor Wat, Angkor Thom, Bayon và Tah Prom)

Một góc Angkor Wat, Siem Reap
Vé vào: Có 3 loại vé là 1 ngày $37; 3 ngày là $62 và 7 ngày là $74.
Giờ mở cửa: 5h sáng - 6h chiều. Riêng Angkor Wat đóng cửa lúc 5:30 chiều, Banteay Srei lúc 5h chiều. Phnom Bakheng nơi ngắm hoàng hôn sẽ đóng sau khi mặt trời lặn, có thể khoảng 6:30h chiều.
Tại điểm mua vé, bạn sẽ phải chụp ảnh sau đó họ in ảnh lên vé, tới mỗi điểm du lịch họ sẽ kiểm tra. Bạn nên cất giữ vé cẩn thận. Giờ mở cửa bán vé là 5h sáng - 5h30 chiều.
Vé vào Angkor 1 ngày giá $37, 3 ngày $62 và 7 ngày là $74, tháng 7/2019
Công viên Angkor Archaeological là địa điểm tham quan Siem Reap tuyệt vời nhất. Bởi nơi đây bạn có thể tìm thấy biểu tượng của Siem Reap – đền Angkor Wat. Đây cũng là “nhà” của hơn 50 ngôi đền Hindu giáo và Phật giáo khác được xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ thứ 9 đến thế kỉ thứ 12.
Đại diện cho đỉnh cao kiến trúc, nghệ thuật và lối sống của Khmer cổ đại, công viên này bao gồm cả Angkor Thom – nơi từng là một trong những thành phố lớn nhất ở trên thế giới thuở xa xưa. Toàn bộ công viên cũng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1992.
Một địa điểm đáng chú ý ở đây chính là Terrace of the Elephants, một bức dài 300m được trang trí với những hình khắc của voi, garuda, ngựa 5 đầu, các vũ công Khmer và những chiến binh. Du khách tìm kiếm và khám phá toàn bộ khu vực công viên được khuyến khích mua vé có thể dùng được nhiều lần vì ở đây có vô vàn nơi để tham quan.

Toàn bộ khu đền Angkor rộng khoảng 400 km2 với nhiều ngôi đền lớn nhỏ. Để dễ dàng quyết định lộ trình tham quan, bạn có thể xem qua những đặc điểm nổi bật nhất của các ngôi đền được khách ưa chuộng. Việc vi vu hết cả 5 ngôi đền trong một ngày là điều không phải quá khó.

Angkor Wat

Đây là đền cao nhất Angkor Wat, hay còn gọi là Thiên Đường

Chỗ này có 4 phần thấp đi xuống dưới gọi là Địa ngục, ở Angkor Wat, Siem Reap

Các bức tường đá khắc hình công phu, sống động
Vé: Angkor Pass
Giờ mở cửa: 5am - 5:30pm
Theo https://phuotvivu.com/blog/kinh-nghiem-du-lich/campuchia/angkor-wat
Đây là ngôi đền có diện tích lớn nhất và cũng là ngôi đền quan trọng nhất của khu Angkor. Angkor Wat sừng sững hiên ngang trước hồ nước rộng lớn khiến bạn phải choáng ngợp trong lần đầu thấy nó. Điều tuyệt vời hơn hết là hình ảnh của cả đền Angkor Wat được phản chiếu xuống dòng nước trong xanh dưới ánh bình minh. Đây cũng là ngôi đền được lưu giữ nhiều nhất trong những bức ảnh. Đặc biệt vào lúc mặt trời mọc, Angkor Wat luôn thu hút đầy ắp người đến, tham quan và chụp hình. Bạn có thể tham quan bên trong và leo lên cao bằng những bậc thang để tiếp tục ngắm nhìn ngôi đền với tầm nhìn khác, tuy nhiên bạn sẽ mất khoảng một tiếng để xếp hàng vì khu vực này rất đông.

Angkor Thom


Giờ mở cửa: như quần thể Angkor Vé vào: Angkor Pass
Angkor Thom đã được xây dựng để làm thủ đô vương quốc của Jayavarman VII, và là trung tâm của chương trình xây dựng khổng lồ của ông. Một tấm bia được tìm thấy trong thành phố đã viết về Jayavarman VII như là chú rể và thành Angkor Thom như là cô dâu của ông.
Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon (phong cách như nghệ thuật Baroque – thời Phục Hưng ý, mang hình thức kiểu cách, trang trí rậm rạp). Điều này thể hiện ở quy mô lớn trong các công trình cũng như việc sử dụng rộng rãi chất liệu đá ong làm vật liệu xây dựng như lát các lối vào thành phố, làm hình tượng Naga tại mỗi tháp và tạc các tháp mặt người. Điểm nổi bật là các cổng thành hiện rõ kiến trúc hình tháp, trên nóc có 4 chân dung to, đường nét từ bi như mặt Phật. Các khuôn mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế Âm bồ tát (Avalokitesvara), các thần hộ vệ các hướng của vương quốc, hoặc một kết hợp nào đó của những vị này.

Bayon

Đền Bayon (Bayon temple), 54 ngọn tháp hình tượng Phật Quan âm nhìn bốn hướng, thuộc Angkor Thom, Siem Reap
Vé vào: Angkor Pass
Giờ mở cửa: như quần thể Angkor
Tượng Phật 4 mặt ở Bayon, Angkor Thom, Siem reap
Bayon là ngôi đền nằm trong top 3 ngôi đền đẹp nhất của Angkor. Đền được thiết kế với 54 tháp, mỗi tháp được điêu khắc mặt thần Lokesvara (Phật Quan Âm Bồ Tát) quay về 4 hướng  tượng trưng cho 4 hướng của la bàn, cũng như sự quan sát của thần linh về 4 hướng. Vẻ đẹp tuyệt vời của Bayon sẽ khiến bạn như lạc vào bộ phim Jungle, đầy huyền bí, cảm xúc và hứng khởi.
Tượng Phật Quan thế âm bồ tát trong đền Bayon, Angkor Thom, Siem Reap

Nơi đây được xây dựng vào cuối thế kỉ 12 để phục vụ như là ngôi đền chính thức của Phật tử Mahayana, vua Jayavarman VII. Được đặt ở chính giữa của Angkor Thom, bạn có thể dễ dàng nhận ra kiến trúc điêu khắc ở đây là của Vương quốc Khmer cổ đại.
Bên cạnh những tượng Phật 4 mặt, Đền Ba Yon còn được củng cố ở 2 bên bằng 2 bức tường dài với các hình khắc công phu về những gì diễn ra trong đời sống hằng ngày cùng với những hình ảnh các trận đánh và nghi thức tôn giáo.
Một góc đá trang trí trên tường ở Bayon, Angkor Thom

Ta Prohm

Ta Prohm với sự cổ kính, tu viện từng chứa tới 70k người
Vé vào: Angkor Pass
Giờ mở cửa: như quần thể Angkor
Đền Ta Prohm là một tu viện yên tĩnh được xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 12 bởi vua Jayavarman VII để tưởng nhớ mẹ của ngài. Người ta tin rằng tu viện 600 phòng này và khuôn viên của nó đã từng có đến tận hon 70.000 người sinh sống, và hầu hết họ là thầy tu, giáo sĩ, người phụ trợ, vũ công và người làm công.

Ta Prohm, Siem reap, Cambodia - nơi quay phim Bí mật ngôi mộ cổ, với gốc cây phủ lên trên các đền đài. 
Bộ phim Tomb Raider (Bí mật ngôi mộ cổ) được quay một phần tại khu vườn này, chính vì vậy mà ngôi đền này được nhiều người trên thế giới biết đến. Điểm đặc sắc của ngôi đền nằm ở những nhánh cây hàng trăm năm được bao phủ cả ngôi đền. Đặc biệt, cây Ceiba Penrandra hùng vĩ ôm lấy ngôi đền bằng những “cánh tay” săn chắc, nhiều hình thù của nó tạo nên những bức ảnh ấn tượng cho người đến thăm.

Ta Keo

Ta Keo - ngôi đền còn xây dựng dang dở
Vé vào: Angkor Pass
Giờ mở cửa: như quần thể Angkor
Ngôi đền này vẫn chưa hoàn tất, Ta Keo thu hút ánh nhìn của mọi người chính vì những bậc thang dốc trong cấu trúc của đền. Không đông người đến tham quan Ta Keo bởi ngôi đền nằm cạnh người bạn Bayon nổi tiếng. Tuy nhiên đây vẫn là một điểm tham quan lý tưởng không nên bị lãng quên.

Quảng trường đấu voi (Terrace of Elephants) 

Quảng trường đấu voi (Terrace of Elephants) 
Đây là nơi các bạn có thể nhìn thấy rất nhiều tượng voi. Bạn sẽ đi qua khi ghé thăm các đền đài trong khu vực Angkor Thom.

Phnom Bakheng

Phnom Bakheng - điểm ngắm hoàng hôn của quần thể Angkor 
Vé vào: Angkor Pass
Giờ mở cửa: 5am - 6:30pm (hoặc khi mặt trời lặn)

Là điểm cao nhất trong quần thể Angkor, thường được mọi người chọn là điểm ngắm hoàng hôn. Hầu hết mọi người sẽ khuyên bạn nên đến trước 4h30 chiều để có được một trong 300 suất lên đỉnh Phnom Bakheng ngắm hoàng hôn. 
Hoàng hôn trên đỉnh Phnom Bakheng, Angkor, Siem Reap
Gia đình mình may mắn leo lên tới nơi lúc 6h15 chiều và có một đoàn rất đông leo xuống, nên được lên đỉnh ngắm hoàng hôn. Nói chung là trải nghiệm thú vị, đáng thử. Bạn sẽ thấy một góc Biển Hồ và Angkor Wat từ đỉnh này.

Đền Kravan (Prasat Kravan temple) 

Đền Kravan (Prasat Kravan temple) - bản pilot trước khi Angkor Wat được xây dựng
Đền có 300 trước Angkor Wat, được ban cố vấn của vua đề xuất như bản thử nghiệm trước khi quyết định xây Angkor Wat.

Banteay Srei

Gia đình mình đi du lịch bụi, chụp ở Banteay Srei
Vé vào: đã bao gồm trong vé Angkor Pass.Vị trí: cách Siem Reap khoảng 40-50km
Nên đi buổi sáng sớm vì quần thể này không có nhiều cây cối che chắn mà trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nếu đi vào giữa trưa sẽ rất nóng.
Tên của ngôi đền mang ý nghĩa “Ngôi đền của phụ nữ”. Hầu hết các chi tiết trạm trổ tinh tế của ngôi đền được làm bởi những người phụ nữ Khmer. Với màu đỏ nâu đất, ngôi đền nổi lên với nét cá tính riêng biệt không thể nào lẫn với các ngôi đền khác ở khu Angkor.

Beng Mealea 

Beng Mealea nhìn từ trên cổng thành  Vé vào riêng biệt, giá $5/người.
Vị trí: cách Siem Reap khoảng 70km
Theo: https://vietair.com.vn/cam-nang-du-lich-campuchia/den-beng-mealea-o-campuchia.html
Đền Beng Mealea là một ngôi đền nằm sâu trong rừng ở Campuchia, có lịch sử lâu đời hơn đền Angkor Wat. Điểm đến này ngày càng nhận được sự quan tâm của du khách ưa khám phá. Nhanh tay đặt vé máy bay đi Campuchia để khám phá xem điểm đến này có gì hấp dẫn du khách đến vậy nhé!
Một góc thư viện Beng Mealea 


Campuchia là xứ sở chùa tháp với nhiều đền đài linh thiêng nên không lạ khi có rất nhiều điểm tham quan khám phá đất nước này là chùa, đền. Đền Beng Mealea không phải là điểm đến hiện hữu trong mọi tour du lịch Campuchia nhưng không vì thế mà nó không phải là điểm đến đặc biệt được chú ý.
Đền nằm cách thành phố Siem Reap 70 km về phía Đông Bắc, men theo quốc lộ số 6. Nơi đây từng là vương triều hùng mạnh dưới thời vua Suryavarman II – vị vua được mệnh danh là bách chiến bách thắng. Ông cũng chính là người xây nên kiệt tác Angkor Wat để người người đời sau chiêm ngưỡng.
Những con đường rêu phong để bạn khám phá Beng Mealea
Theo các nhà nghiên cứu, đền Beng Mealea chủ yếu được xây bằng Sa Thạch mà mỏ Sa Thạch gần ngôi đền nhất là 7 km và được vận chuyển bằng một con kênh nhân tạo tiện cho việc di chuyển các khối đá nặng, có khối lên tới 8 tấn.
Ngôi đền ước tính có niên đại hơn 900 tuổi, là nơi chôn cất thi hài vua Suryavarman II cùng các vàng bạc châu báu của vương triều. Nơi đây hiện vẫn là một điều bí ẩn với các nhà lịch sử học về nguồn gốc ra đời cũng như các hình vẽ đặc trưng của đạo Phật và Hindu được tìm thấy trong ngôi đền.
Để tham quan ngôi đền, du khách có thể đi dọc theo lối đi được xây quanh đường hào. Tuy nhiên sự giúp đỡ của các nhân viên bảo vệ sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn để không bỏ lỡ bất kì chi tiết nào tại ngôi đền đầy kì bí này.
Cảm giác kỳ bí, rùng rợn khi bước vào khám phá Beng Mealea qua những cây cầu gỗ
Quãng đường đến đền Beng Mealea khá xa xôi và hẻo lánh nhưng nơi đây vô cùng thu hút khách du lịch bởi nó được coi như phiên bản thứ hai của Angkor Wat. Do chiến tranh và sự tàn phá của thiên nhiên qua thời gian, đền Beng Mealea hiện đã bị hư hại khá nhiều nhưng nó vẫn giữ nguyên được những nét kiến trúc độc đáo và hấp dẫn, là chứng tích cho một vương triều thịnh vượng xưa.
Đền Beng Mealea ở Campuchia ngày xưa là một thành phố nhỏ với diện tích 108 ha với các hào nước bao quanh thành trì cùng những cánh cổng bằng đá khổng lồ. Đi qua cổng thành bạn sẽ thấy được trung tâm của ngôi đền. Du khách đến đây sẽ thấy một chiếc quan tài nằm lăn trên đất, đó chính là quan tài của vua Suryavarman II nhưng trong quan tài không có thi hài của ông.
Theo sử sách ghi lại thì trong những năm tháng chiến tranh, không chỉ các nhà khảo cổ học đến nghiên cứu mà còn có các băng nhóm đào trộm mộ. Chúng đã lấy đi vàng bạc châu báu, những bức phù điêu tuyệt đẹp được gắn trên tường và còn xô cả quan tài từ trên bệ thời xuống đất.
Bên trong ngôi đền là các khu trưng bày và thư viện được xây dựng quanh nơi thờ cúng trung tâm và được bao quanh bởi hào sâu. Người ta tin rằng nơi đây đã từng trải qua một trận động đất mạnh khi nhìn vào những hào sâu đó.
Các viên gạch đá lớn nằm đổ nát xung quanh ngôi đền cùng những bức tường bị thiên nhiên xâm lấn tạo nên một nét đẹp kì bí thu hút khách lịch.
Du khách ưa khám phá đến đền Beng Mealea hẳn sẽ vô cùng kích thích khi nhìn thấy những bức tường phủ rêu phong, những cây vả bao quanh tường hay những rễ cây cổ thụ xâm lấn các lối hành lang. Ở chính giữa ngôi đền còn có một ngọn tháp cao 42 mét nhưng hiện đã bị đổ nát.
Tuy nhiên, những gì còn sót lại cũng giúp du khách có thể hình dung kiến trúc ban đầu của ngôi đền cổ này. Do nằm trong rừng sâu và đường đi vào đền còn nhiều khó khăn hiểm trở nên đền Beng Mealea trước đây chưa được nhiều du khách biết đến. Tuy nhiên, giờ đây du khách không còn phải lo lắng quá nhiều bởi đã có môt con đường đất mới xây nên việc đi lại trở nên dễ dàng hơn.  Chính vì thế mà điểm đến này ngày càng trở nên nhộn nhịp đông đúc khách du lịch.
Sau một thời gian dài bị quên lãng, đền Beng Mealea hiện đang được lực lượng chính phủ nỗ lực hỗ trợ phục hồi và tạo điều kiện cho du khách tham quan. Di tích này hiện chưa được đưa vào tham quan chính thức vì trở ngại lớn nhất là các bãi bom mìn quanh ngôi đền.
Tuy nhiên vấn đề này hiện nay đã được khắc phục đáng kể để đảm bảo sự an toàn cho du khách. Trong tương lai gần, đền Beng Mealea sẽ được chính phủ Campuchia chính thức đưa vào một địa điểm tham quan du lịch Campuchia.
Du khách tham quan đền Beng Mealea hãy đến trước 9 giờ sáng để trải nghiệm vẻ đẹp của di tích này. Một lối đi được xây dựng dẫn vào đền nằm sâu trong rừng nhưng lối đi này không thể sử dụng vào mùa mưa. Trên đường đi, du khách dễ dàng bắt gặp những cảnh tượng bình dị, thân thuộc như ở làng quê Việt Nam với những chiếc xe bò chạy thong dong hay những đám trẻ chơi đùa bên vệ đường.

Cố đô Koh Ker (Koh Ker temple)

Koh Ker - cố đô của nền văn minh Angkor
Cố đô Koh Ker, Siem Reap. Nguồn ảnh: internet
Vé vào: $10
Vị trí: cách Siem Reap khoảng 140-150km
Koh Ker thuộc tỉnh Preah Vihear, cách thành phố Siem Reap 140-150km về phía Đông Bắc, được vua Jayavarman IV cho xây dựng trong 23 năm (từ năm 921 đến năm 944). Đặc trưng của khu vực này là hình kim tự tháp, nổi bật nhất là Prasat Thom được mệnh danh là Kim tự tháp của nền văn minh Angkor, uy nghi giữa trời mây xanh biếc và rừng già cổ thụ. Nét huy hoàng trên từng chi tiết, đường nét kiến trúc vẫn còn đó dù khắp nơi trong khu vực đã bị đổ nát do thời gian và chiến tranh. Điểm này chụp ảnh rất đẹp và bạn nên dành khoảng 1-1,5 tiếng để tham quan.

Biển Hồ Tonle Sap và làng nổi Kompong Phluk (Tonle Sap Lake & Kompong Phluk floating Village)

Một góc Biển Hồ Tonle Sap Lake

Vé vào: $15-20 là giá vé để lên tàu to/ vừa đi từ bến đỗ ra tới Biển Hồ. Hầu hết các tàu sẽ có HDV "gạ" các bạn thuê tàu nhỏ để đi sâu hơn vào các làng nổi, với phí khoảng $5. Có chỗ còn nói phải đóng thêm phí $2 để tham quan. Ngoài ra còn có tàu đi tiếp vào khu vực đo khí tượng, rừng ngập mặn với phí $20-25/ người. Tới Biển Hồ tàu to sẽ đưa bạn ghé thăm trường học Việt Nam, sau đó kêu gọi ủng hộ từ thiện, rồi trước khi vào bến đỗ HDV cũng kêu gọi ủng hộ cho họ nữa. Nói chung mình thấy đây là điểm "du lịch thương mại hóa" tốn tiền nhất so với giá trị đem lại.
Trường học Việt Nam - trường nổi miễn phí cho con em người Việt sinh sống trên Biển Hồ
Điểm chú ý: chủ yếu là trải nghiệm cảm giác đi từ một nhánh sông nhỏ ra tới mênh mông biển nước, nguồn cung cấp cá lớn cho đất nước Campuchia, trải rộng khắp 6 tỉnh.
Điều mình ghét: có trường học Việt Nam với khoảng 400 hộ dân người Việt, mỗi nhà nheo nhóc 5-6 đứa trẻ con, không có giấy tờ tùy thân, sống dưới mức nghèo khổ. Mình không cảm thấy thoải mái chút nào cả.
Tonle Sap, hay còn được gọi là Biển Hồ, là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông rộng lớn nổi tiếng ở Campuchia. Biển Hồ còn được mệnh danh là nơi có nhiều cá nước ngọt lớn nhất vùng Mê Kong và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Tham quan Biển Hồ, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác ngồi thuyền và đi dạo quanh hồ với vùng trời bao la đầy nước.
Biển Hồ tập trung khá đông dân cư không chỉ là người Chăm mà còn có cả người Việt. Các ngôi làng nổi của cư dân Biển Hồ sống hiền hòa với những ngôi nhà xinh xắn và san sát, có cả trường học, nhà thờ, chùa,… là nét độc đáo thu hút nhiều du khách ghé thăm. Bạn sẽ được đến tham quan Chong Khneas, nó không chỉ là một ngôi làng nằm ven bờ Biển hồ mà còn là một chợ nổi nổi tiếng ở đây. Bạn có thể mua sắm một vài món quà lưu niệm tại chợ nổi Chong Khneas này.
Sau đó, bạn sẽ tiếp tục ghé thăm ngôi làng nổi Kompong Phluk gồm ba ngôi làng nhỏ, đều được xây dựng nổi trên mặt nước. Làng nổi này nằm cách Siem Reap khoảng 16 km, là một trong những địa điểm du lịch thú vị ở Campuchia. Khi đến đây tham quan, bạn sẽ khá thú vị khi được đi qua một khu rừng đước hay rừng chàm xanh mát.

Chùa Wat Damnak (Wat Damnak Pagoda) 

Wat Damnak - tu viện lớn ở Siem Reap
Chùa Wat Damnak nằm ở đường Wat Bo đã từng một thời là cung điện hoàng gia dưới sự trị vì của vua Sisowath. Ngày nay, nó là một trường học, nơi từ thiện và là một viện dạy may vá cho những cô gái trẻ người bản địa. Nơi này nổi tiếng nhất vì là trung tâm của Khmer Học (Centre for Khmer Studies).
Wat Damnak, Siem Reap
Nơi này cũng sở hữu một thư viện rộng lớn được lấp đầy vởi hơn 11.000 sách, báo, sách bách khoa toàn thư, sách hướng dẫn, bản đồ và báo hằng ngày trong nước bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Khmer. Đem đến không khí thanh bình và yên tĩnh, rút lui khỏi sự náo nhiệt tất bật của trung tâm thành phố hay những địa điểm tham quan Siem Reap khác. Bạn có thể dành thời gian của mình cho việc đọc sách hoặc đi dạo trong khuôn viên chùa Wat Damnak.
Các biển chỉ dẫn cũng là các bài học trong Wat Damnak

Chùa Wat Bo (Wat Bo) 

Wat Bo - ngôi chùa cổ nhất của thành phố Siem Reap, khoảng 900 tuổi rồi. Đang trùng tu
Ngôi chùa cổ nhất trong thành phố Siem Reap, pha lẫn kiến trúc Pháp và các chi tiết Phật giáo ảnh hưởng của Thái. Hiện đang trùng tu xây sửa. Bước vào chùa bạn có thể cảm nhận được sự thanh tĩnh và bình an từ trong tâm. Lúc gia đình mình qua là các sư còn đang quét dọn sân vườn, cười nói rất vui vẻ, tuyệt nhiên không thấy tiếng động ồn ào.

Chùa Wat Preah Phnom Reath (Wat Preah Prom Reath)

Wat Preah Phnom Reath do hai vợ chồng hiến đất, có tượng phật và tranh tường về lịch sử Phật Di đà
Đây là quần thể chùa Phật giáo với nhiều hình Phật, và các bức hình lớn (cứ như các nhà thờ Thiên chúa hoành tráng vậy), kể về sự ra đời và lớn lên của Phật Di đà. Bên trong có tượng Phật (mình đoán là Phật Mặt trời vì có hình tròn phía sau đầu) và tượng Phật Nằm bằng gỗ rất lớn.
Tượng Phật lớn trong chùa Wat Preah Phnom Reath

Tượng Phật nằm bằng gỗ trong chùa Wat Preah Phnom Reath

Chợ cũ (hay chợ Psar Chas) Old Market (Psar Chas)

Chợ cũ Prar Chas cuar Siem Reap
Giờ mở cửa: 7 giờ sáng đến 8 giờ tối mỗi ngày.
Địa chỉ: Psar Chas Road, Siem Reap
Chợ cũ này nằm dọc sông Siem Reap, là chợ Khmer cổ nhất ở thành phố. Còn được biết đến với cái tên Psar Char, dân bản địa đổ xô tới chợ ngoài trời này vào buổi sáng để mua các sản phẩm tươi ngon cũng như vật dụng trong nhà. Còn có nhiều quầy bán đồ lưu niệm với giá hợp lí ở gần lối vào chợ cùng với những món như là lụa, phụ kiện trang sức, giày và đồ cổ.
Hoa quả sấy khô, đường thốt nốt... làm quà

Khô cá, mực (từ Biển Hồ), lạp xưởng là những món đặc sản Siem Reap bạn nên mua làm quà

Các loại ốc ếch và
Cũng giống như chợ Bến Thành, bạn nên mặc cả nhiệt tình vào, vì đa số những món hàng ở đây khi được bán cho khách du lịch, giá đều dội lên rất cao. Khu trung tâm của chợ Cổ thì có nhiều hàng ăn với súp, các món cơm, bánh mì, ếch, cá khô và xúc xích thịt heo, đặc biệt có món chè thốt nốt, nhưng trông không vệ sinh lắm nên mình không dám thử. Nơi này và chợ đêm Angkor Night Market chính là những nơi mua sắm ở Siem Reap thú vị và “đã” nhất.

Chợ đêm Angkor (Angkor night market)

Vé: miễn phí.
Giờ mở cửa: 4 giờ chiều đến 12 giờ khuya
Địa chỉ: Off Sivatha Boulevard, Siem Reap
Chợ đêm Angkor có hơn 200 lều tre bán đủ loại quần áo và đồ thủ công của người dân bản địa và các tổ chức phi chính phủ. Nằm ở trong một khu vườn cảnh ở trung tâm của Siem Reap, chợ được thành lập vào năm 2007 để giúp bảo tồn truyền thống nghề thủ công của người Khmer và cải thiện đời sống người dân.
Không như hầu hết những nơi mua sắm ở Siem Reap khác, chợ đêm Angkor chỉ bán “hàng độc quyền” như là tranh lụa, búp bê bóng, túi xách tay làm từ vật liệu tái chế. Còn có cả đá điêu khắc phức tạp để làm đẹp bằng bạc hoặc đồng thau. Dĩ nhiên là bạn cũng sẽ tìm thấy một vài đồ được sản xuất hàng loạt từ Trung Quốc, điều không thể thiếu ở bất kì chợ nào ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó cũng có vài quầy ăn ở trong chợ, nơi mà bạn có thể thưởng thức biểu diễn nhạc sống, đồ ăn địa phương, bia, cocktail và sinh tố với giá cực hấp dẫn.

Chợ Made in Cambodia (Made in Cambodia market)

Giờ mở cửa: thứ Bảy, Chủ Nhật và thứ Ba từ 4 giờ chiều đến 9 giờ tối
Địa chỉ: Oum Khun Street, Siem Reap
Sđt: +855 10 345 643
Chợ Made in Cambodia là một ngôi chợ ngoài trời sống động nằm ở trước khu nghỉ dưỡng Shinta Mani ở Siem Reap. Ở đây có nhiều màn trình diễn trực tiếp, thức ăn bản địa cực ngon và đồ lưu niệm nữa nè. Được mở vào mỗi thứ Bảy, Chủ Nhật và thứ Ba, các nghệ sĩ địa phương nổi tiếng dựng sạp ở trên đường Oun Khum để giới thiệu các sáng tạo của họ.
Trong đó bao gồm có quần áo, mỹ phẩm, trang sức, các bức họa và đồ chơi nữa. Một trong những vật phẩm đặc trưng được bán ở đây chính là Sombai rice spirit với cây quế, xoài, hoa hồi và ớt đỏ. Nếu bạn cảm thấy đói bụng thì chợ Made in Cambodia cũng có nhiều nhiều quầy đồ ăn của những nhà hàng nổi tiếng nhất ở Siem Reap.

Trang trại Tơ lụa Angkor (Angkor silk farm)

Chỉ với 30 phút lái xe dọc theo quốc lộ 6, bạn sẽ đến được nông trại tơ lụa Angkor Silk. Tham quan nông trại tơ lụa này, bạn sẽ được đi dạo quanh khuôn viên nông trại. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng ngay những phút đầu tiên khi đặt chân đến đây.
Nông trại tơ lụa Angkor Silk bao gồm một khuôn viên rộng lớn, trong đó có các cánh đồng trồng cây dâu tằm. Những lá dâu dùng để nuôi những chú sâu tơ phục vụ cho việc sản xuất ra các sợi tơ lụa. Bạn sẽ được quan sát và tìm hiểu từng công đoạn khác nhau để cho ra một sản phẩm tơ lụa độc đáo. Bạn sẽ ngạc nhiên với quá trình công phu, tỉ mỉ để làm nên được một sản phẩm tơ lụa có giá trị như vậy. Hầu hết những người thợ ở nông trại đều là phụ nữ. Và công việc trồng dâu, nuôi tằm hay xe chỉ, kén sợi đều là công việc hằng ngày và là nguồn thu nhập chính của họ.
Sau khi trải nghiệm hết các hoạt động của quá trình sản xuất các sản phẩm tơ lụa, bạn sẽ ghé thăm phòng trưng bày. Những sản phẩm đươc làm công phu sẽ trưng bày ở đây. Du khách có thể chọn mua những sản phẩm tơ lụa chính gốc, độc đáo và ưng ý cho mình để làm quà lưu niệm.

Thêm ảnh cho các bạn coi nhé? 

Bài liên quan: 

Chuỗi bài về "Du lịch tự túc Siem Reap ngon bổ rẻ và chỉ nói tiếng Việt?" có thể bạn quan tâm

Chúc các bạn và gia đình chuyến đi Siem Reap thật vui và ý nghĩa!